CÂU HỎI THƯỜNG GẶP



Đĩa quang rất dễ vỡ, một vài vết xước trên CD, DVD có thể dễ dàng biến nó thành đế lót ly!

Có thể bạn đã biết tia laser nhỏ đọc dữ liệu từ CD, DVD (đó là lý do tại sao chúng được gọi là đĩa quang) nhưng đĩa quang được chế tạo như thế nào?

Cấu tạo của đĩa quang

Nói chung, một đĩa quang được ví như một chiếc bánh sandwich. Mặc dù thiết kế khác nhau phụ thuộc vào loại đĩa CD, DVD hoặc Blu-ray, nguyên tắc giống nhau. Một lớp nhôm (hoặc vật liệu tương tự) được kẹp giữa hai lớp nhựa polycarbonate.

Nhựa giúp bảo vệ dữ liệu và giúp tập trung tia laser đọc dữ liệu từ lớp nhôm. Các vết xước trên lớp nhựa thường là nguyên nhân khiến CD và DVD bị hỏng.

Hai loại vết xước trên CD, DVD

Thường có hai loại vết xước trên đĩa quang: vết xước theo góc vuông và vết xước chạy dọc các rãnh.

Vết xước vuông góc là các vết xước chạy từ trung tâm đến các cạnh của đĩa nhưng vẫn chưa phải loại tồi tệ nhất.

Vết xước tròn là vết xước gây hại nhiều hơn, chạy dọc theo hình xoắn ốc.

Vết xước vuông góc thường không quá tệ vì tia laser có thể “nhảy” qua vết xước và tiếp tục đọc. Tuy nhiên, vết xước đồng tâm có sức tàn phá khủng khiếp hơn, gây ra các bước nhảy lớn hoặc thậm chí không thể đọc đĩa.

Nếu CD hoặc DVD của bạn có nhiều vết xước tròn, cơ hội khôi phục dữ liệu là rất nhỏ.

Nếu CD hoặc DVD để lâu (trong môi trường khí hậu nhiệt đới châu Á) lớp nhôm - nhựa có thể bị bong tróc, làm dĩa hư hỏng và mất dữ liệu.

 

Xem thêm:

 Đĩa CD có cấu tạo như thế nào và các trường hợp hư hỏng bề mặt dĩa?

 Cấu tạo và các loại ổ đĩa cứng HDD trên thị trường?

 Lịch sử tiến hóa các thiết bị lưu trữ?

 Những lợi ích của Lưu trữ Đám mây (Cloud Hosting)

 Lưu trữ đám mây trên Amazon vì sao được gọi là không có đối thủ?

 Vì sao Luubanve.com chọn kết nối với Amazon trong việc lưu trữ bản vẽ, hồ sơ