CÂU HỎI THƯỜNG GẶP



Lưu trữ vẫn là huyết mạch của thế giới công nghệ. Với sự gia tăng của dữ liệu lớn và số hóa mọi thứ, nhu cầu lưu trữ tiếp tục tăng theo cấp số nhân. Dưới đây là sơ lược quá trình tiến hóa và tầm nhìn tương lai về các thiết bị lưu trữ trong thời đại số hóa ngày nay.

Steve Jobs and Iphone...

CÁC CÔNG NGHỆ THÚC ĐẨY Ổ CỨNG PHÁT TRIỂN BAO GỒM

Helium

Heli làm giảm lực cản khí động học và nhiễu loạn, cho phép các nhà cung cấp nhồi nhét nhiều đĩa hơn vào ổ đĩa cứng, đồng thời giảm công suất và nhiệt. Được dùng phổ biến trong các trung tâm dữ liệu đám mây.

HAMR

Các ổ ghi từ tính hỗ trợ nhiệt (Heat-Assisted Magnetic Recording drives) sẽ ra mắt vào thời gian tới từ Seagate và WD. Sử dụng tia laser hoặc vi sóng, một phần nhỏ của đĩa được nung nóng đến 400 độ C trước khi ghi. Khi nguội, môi trường có khả năng chống lật bit (bit flips) cao hơn nhiều. Về mặt kỹ thuật, nhiệt cho phép sử dụng vật liệu từ tính có lực kháng từ cao, cho phép mật độ dữ liệu lớn hơn.

Công nghệ ghi từ tính ván lợp (Shingled magnetic recording)

Đầu đọc / ghi có rãnh ghi rộng hơn nhiều so với nhu cầu của đầu đọc. Bằng cách giảm khoảng cách giữa các rãnh, các rãnh ghi chồng lên nhau như những tấm ván, cho phép mật độ dữ liệu cao hơn nhiều. Ổ đĩa SMR (ghi từ tính) là tối ưu cho lưu trữ.

 

BỘ XỬ LÝ THẦN KINH (NEURAL PROCESSORS)

Nếu tổ chức của bạn đang sử dụng hoặc có kế hoạch sử dụng máy học (machine learning) một cách đáng kể, bạn sẽ cần phải làm quen với bộ xử lý thần kinh. Bộ xử lý thần kinh là các đơn vị logic số học song song (parallel arithmetic logic units) được tối ưu hóa cho phép toán mà các models máy học yêu cầu.

Bộ xử lý thần kinh ngày càng phổ biến. Nó có trong chiếc Apple Watch, và tất cả các nhà cung cấp dịch vụ đám mây đã tạo ra thiết kế của riêng họ. Ví dụ, trình tăng tốc TensorFlow của Google có khả năng hoạt động 90 nghìn tỷ mỗi giây. Mong đợi các phiên bản có tốc độ cao hơn nhiều trong tương lai gần.

Vì vậy, những gì mà bộ xử lý thần kinh yêu cầu từ trung tâm lưu trữ? Đó là Băng thông.

Trong các ứng dụng thời gian thực, chẳng hạn như robot, xe tự hành và bảo mật trực tuyến, bộ xử lý thần kinh cần được cung cấp dữ liệu thích hợp càng nhanh càng tốt, vì vậy băng thông rất quan trọng. Vì mạng nơ-ron tích tụ (convolutional neural networks) thường có nhiều cấp, nên hầu hết các kết quả tính toán được chuyển trong bộ xử lý thần kinh chứ không phải bộ nhớ ngoài. Do đó, bộ xử lý không cần bộ nhớ đệm L3 (L3 caches). Trọng tâm là cung cấp dữ liệu với độ trễ (little latency) càng ít càng tốt để phép toán yêu cầu có thể được hoàn thành càng sớm càng tốt.  

Máy học cuối cùng sẽ đóng một vai trò quan trọng, nhưng vấn đề là lượng dữ liệu khổng lồ cần thiết để đào tạo hệ thống. Điều đó yêu cầu các tổ chức chia sẻ dữ liệu về mối đe dọa bằng cách sử dụng các giao thức cho phép tự động hóa cải thiện thông tin liên lạc và mối đe dọa (automation of threat communication and amelioration).

Kỷ nguyên của máy tính lấy dữ liệu làm trung tâm là đây. Với hơn 4,5 tỷ máy tính đang được sử dụng - hầu hết là thiết bị di động - và sự phát triển của IoT vẫn còn trong tương lai, công nghệ và quản trị dữ liệu sẽ là ưu tiên hàng đầu vì cả lý do kinh tế và pháp lý.

Dữ liệu ngày càng là một vũ khí cạnh tranh. Được lưu trữ đúng cách, ngay cả dữ liệu cũ cũng có thể mang lại giá trị nhờ các công cụ phân tích mới. May mắn thay, lưu trữ dữ liệu online tiết kiệm chi phí hơn bao giờ hết, một xu hướng sẽ tiếp tục trong tương lai gần.

(Nguồn: zdnet.com ++)

 

Cái ổ cứng đầu tiên trông như thế nào?

 

Xem thêm:

 Lưu trữ dữ liệu trên ổ dĩa CD hay DVD thường có những bất cập nào?

 Đĩa CD có cấu tạo như thế nào và các trường hợp hư hỏng bề mặt dĩa?

 Cấu tạo và các loại ổ đĩa cứng HDD trên thị trường?

 Những lợi ích của Lưu trữ Đám mây (Cloud Hosting)

 Lưu trữ đám mây trên Amazon vì sao được gọi là không có đối thủ?

 Vì sao Luubanve.com chọn kết nối với Amazon trong việc lưu trữ bản vẽ, hồ sơ